Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Gia co phieu OTC - San OTC - Mua ban co phieu

Dù vẫn đang giao dịch trên sàn OTC, nhưng một số cổ phiếu ngân hàng đã được nhà đầu tư săn đón với gia co phieu OTC cao nhờ sự kỳ vọng vào kế hoạch niêm yết trong thời gian tới.
Bước sang năm 2017, nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh mẽ so với năm trước, không riêng gì cổ phiếu ngân hàng đang giao dịch trên sàn HOSE, HNX và UpCoM mà ngay cả sàn OTC cũng không ngoại lệ.

Tăng mạnh nhờ nhiều yếu tố
Từ đầu năm đến nay, dòng tiền chảy vào các cổ phiếu ngân hàng, gồm cả cổ phiếu chưa niêm yết lẫn cổ phiếu niêm yết rất lớn. Đồng thời, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây và cao hơn tốc độ tăng của huy động vốn. Cụ thể, kết thúc quý 1/2017, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt tới 4,03%, cao gấp 1,3 lần so với cùng kỳ 2016 là 3,04% đã cho thấy phần nào bức tranh sáng của ngành ngân hàng trong năm nay
Điều đáng nói, Gia co phieu OTC được giao dịch với giá còn cao hơn cả những cổ phiếu ngân hàng lớn được niêm yết. Theo thống kê, trong số các ngân hàng đang giao dịch trên OTC, cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) có giá cao nhất với 33.700 đồng/cổ phiếu. Tiếp đến là Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) với giá 32.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, cổ phiếu những ngân hàng lớn đã niêm yết như CTG của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giao dịch tại ngày 4/7 với mức giá 20.350 đồng/cổ phần, BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có giá 20.300 đồng/cổ phần.
Lý giải về điều này, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư của Công ty TNHH MTV Chứng khoán Maybank Kim Eng, cho biết nhờ sóng ngân hàng trên sàn giao dịch chứng khoán từ đầu năm đến nay cũng như Quốc hội đã thông qua Nghị quyết nợ xấu đã hỗ trợ cho giá cổ phiếu của toàn bộ các ngân hàng. Đồng thời các nhà đầu tư đang rất kỳ vọng vào kế hoạch lên sàn giao dịch vào năm nay của các ngân hàng TMCP. Điều này đã giúp Gia co phieu OTC của các ngân hàng đang giao dịch sôi động hơn.
Mặt khác, nếu xét kỹ, VPBank được quan tâm đặc biệt là nhờ ưu thế về lợi nhuận và quy mô. Tính riêng quý 1/2017, ngân hàng này đạt lợi nhuận 1.500 tỷ đồng, cổ đông được nhận cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ khá cao 31,84% và Techcombank cũng không ngoại lệ.
Ngân hàng nào sẽ lên sàn tiếp theo?
Hầu hết các ngân hàng như Techcombank, Ngân hàng TMCP Phương Đông Việt Nam (OCB), Kienlongbank, VPBank, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)… đã có kế hoạch lên sàn. Tuy nhiên, tính đến nay mới chỉ có 2 ngân hàng hoàn thành kế hoạch của mình là VIB chào sàn UpCoM vào đầu năm 2017 và Kienlongbank mới gia nhập sàn này vào ngày 29/6 vừa qua.
Dù với lời mời gọi tha thiết từ phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đa phần các ngân hàng đều đang có những lý do riêng cho sự “lỡ hẹn” lên sàn này. Chẳng hạn, HDBank đã trình cổ đông kế hoạch niêm yết trong nhiều năm, nhưng do phải thực hiện kế hoạch sáp nhập với Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) cùng với việc mua lại Công ty Tài chính SGVF trước đó, đi cùng với việc thực hiện tái cơ cấu ngân hàng hậu sáp nhập và kế hoạch tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài. Một phần vì diễn biến thị trường chưa thuận lợi, chưa phù hợp để niêm yết theo như ban lãnh đạo trình bày tại các kỳ đại hội. Còn Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), dự tính năm 2019 ngân hàng mới niêm yết sau khi đã hoàn tất quá trình tái cơ cấu .
Theo ý kiến mới đây từ phía NHNN, việc niêm yết Gia co phieu OTC ngân hàng trên thị trường chứng khoán không phải là điều bắt buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên, về mặt chủ trương, NHNN khuyến khích các tổ chức tín dụng sớm thực hiện niêm yết.
Các chuyên gia tài chính cũng nhấn mạnh việc niêm yết cổ phiếu ngành ngân hàng trên sàn chứng khoán vô cùng quan trọng, nó không chỉ giúp tăng tính minh bạch tài chính các ngân hàng, mà còn giúp các nhà đầu tư đổ tiền vào ngân hàng biết được khoản đầu tư của mình hiện ra sao.
Hơn nữa, việc niêm yết còn giúp NHNN dễ dàng nắm bắt được tình hình kinh doanh, sức khỏe của các ngân hàng để đưa ra biện pháp quản lý hiệu quả.

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Linh hoạt thoái vốn: Tối ưu hiệu quả

(ĐTCK) Thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp “bò sữa” như Vinamilk, Sabeco, Habeco hay cổ phần hóa, tìm nhà đầu tư chiến lược cho các doanh nghiệp nhà nước lớn như Lọc hóa dầu Bình Sơn, PV Power, Tổng công ty Cà phê, các tổng công ty phát điện… đang được tái khởi động trở lại với tiến độ mạnh mẽ hơn.
Xem thêm:
Theo kế hoạch năm 2017, khoảng 60.000 tỷ đồng là số tiền dự kiến thu về cho ngân sách nhà nước từ bán bớt phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Số tiền thu được từ các đợt IPO lớn cũng không kém cạnh. Tuy nhiên, thực tế những tháng đầu năm nay cho thấy, việc thoái vốn diễn ra rất chậm chạp. Nguyên nhân do đâu?
Ngoài những thủ tục về định giá doanh nghiệp chặt chẽ hơn nhằm hạn chế tối đa các lỗ hổng gây thất thoát vốn nhà nước, giới chuyên môn cho rằng, nhà quản lý phải sớm linh hoạt thay đổi cách bán. Nếu không, khó có thể chờ đợi khối tài sản nhà nước không cần nắm giữ sớm chuyển thành... tiền.
Một trong những đầu mối bán vốn tập trung là Tổng công ty Ðầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) mới đây đã tiên phong tìm hiểu và tập huấn cho cán bộ phương thức dựng sổ, vốn đã được một số tập đoàn tư nhân áp dụng rất thành công trong việc gọi vốn thời gian qua.
Ðây cũng là phương thức giới chuyên gia đánh giá nếu được áp dụng thì đợt thoái vốn nhà nước tại VNM cuối năm ngoái không rơi vào cảnh “gái đẹp ế chồng”. Phương thức này cũng phù hợp với các đợt chào bán cổ phần, tìm nhà đầu tư chiến lược cho các doanh nghiệp nhà nước lớn đang chuẩn bị cổ phần hóa.
Một nút thắt khác liên quan đến những nghi ngại về phương thức bán cổ phần cả lô tạo ra những kẽ hở thất thoát vốn nhà nước đã khiến nhiều đợt thoái vốn tạm dừng lại, nay trong dự thảo sửa đổi Nghị định 91/2015/NÐ-CP, phương thức này sẽ được chính danh hóa (thay vì chỉ dừng ở một quyết định do Thủ tướng Chính phủ ban hành như hiện nay).
Nghị định sẽ bổ sung quy định sẽ đấu giá công khai khi thực hiện chuyển nhượng phần vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên, bao gồm đấu giá thông thường hoặc đấu giá theo lô.
Với đấu giá theo lô, nhà đầu tư tham gia đấu giá phải đặt mua toàn bộ số lượng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng tại cuộc đấu giá. Ðiều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện đấu giá theo lô theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Nhưng dù phương thức nào được thực hiện chăng nữa, các nhà làm luật cũng cần cải tiến theo hướng thu hẹp cách thức bán vốn theo phương thức thỏa thuận, tăng bán theo hình thức chào bán cạnh tranh và đấu giá công khai (cả bán vốn theo lô).
Các quy định hiện hành cho phép thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã niêm yết cổ phần hoặc đăng ký giao dịch được bán thỏa thuận cổ phần. Ðây là một lỗ hổng gây nghi ngại lớn về việc tài sản nhà nước không được bán ở mức giá tối ưu nhất.
Trước đây, Khách sạn Kim Liên đã lập kỷ lục về việc thoái vốn nhà nước đạt giá trị gần 1.000 tỷ đồng, gấp 32 lần giá khởi điểm. Tới đây, sẽ có thêm nhiều khu đất vàng được đem ra bán bớt cổ phần, chẳng hạn như Tràng Tiền Plaza. Những cơ chế thông thoáng để thu hút nhà đầu tư là rất cần thiết, nhưng đi kèm phải là các quy định để không còn tồn tại những kẽ hở, tạo cơ hội cho tiền nhà nước chảy vào túi cá nhân.

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Cổ phiếu OTC và những cái "Nhất"

Co phieu OTC hiện đang được giao dịch khá mạnh, hoặc được nhà đầu tư chú ý chứ không hề “đóng băng” như nhiều người vẫn tưởng. Có chăng là sự kém sôi động hơn do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế và sự hạn chế của dòng tiền đối với chứng khoán.
Nhưng vẫn có những dòng tiền dài hạn âm thầm chảy vào thị trường này, tìm kiếm những cổ phiếu tốt hoặc sắp lên sàn để “rót vốn”. Có thể coi đây là một số Blue chips trên thị trường co phieu OTC – thị trường mà dòng tiền đang ngầm chảy dưới tảng băng chung.
Cổ phiếu giao dịch sôi động nhất (LVBank)
Đã tròn 1 năm sau ngày sáp nhập NHTM CP Liên Việt với Công ty Tiết kiệm Bưu điện, đối tên thành NHTMCP Bưu điện Liên Việt và nâng vốn điều lệ của Ngân hàng sau sáp nhập lên 6460 tỷ đồng, trở thành một trong 15 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống, cùng Agribank là 1 trong 2 ngân hàng có nhiều chi nhánh nhất, trải rộng 64 tỉnh thành với hơn 13000 chi nhánh. Năm 2011, Liên Việt Post Bank báo lãi 1100 tỷ, tổng tài sản hơn 56000 tỷ đồng.
Cổ phiếu tăng giá tốt nhất (Sabeco)
Sabeco cũng là một cái tên rất được NĐT chú ý trên OTC. Tuy khối lượng cổ phần của Sabeco do NĐT cá nhân nắm giữ không nhiều (Bộ công thương nắm giữ gần 90% cổ phần tại Sabeco) nhưng với vốn điều lệ lớn (hơn 6413 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu trên 9500 tỷ) và chưa có đối tác chiến lược, giao dịch của Sabeco vẫn khá sôi động.
Cổ phiếu được NĐT tìm kiếm nhiều nhất (Bảo vệ thực vật An Giang)
Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) cũng là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp (thuốc bảo vệ thực vật, cung cấp các giống cây trồng và các sản phẩm liên quan).
Liên tục trong nhiều năm liền, AGPPS thu được nhiều kết quả kinh doanh tích cực. Riêng năm 2011, AGPPS đạt doanh thu 4869 tỷ đồng, tăng 19.9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 104,5% kế hoạch. Mạng lưới phân phối gồm 25 chi nhánh và gần 500 đại lý cấp 1 trên khắp cả nước.
Cổ phiếu có mức cổ tức bằng tiền cao nhất
CTCP Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online) xứng đáng không chỉ là công ty có mức cổ tức bằng tiền mặt cao nhất trên thị trường co phieu OTC mà còn cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp có mức cổ tức cao trên 2 sàn niêm yết (HGM năm 2016 cũng chỉ trả cổ tức 80%, CNG trả cổ tức 60% đều bằng tiền mặt).
Trong thời buổi khó khăn, nhiều công ty niêm yết cho rằng bản thân họ phải chịu thiệt thòi khi giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng tiêu cực chung của thị trường. Điều này khiến nhiều công ty, kể cả các “đại gia” không khỏi có những rụt rè khi bước chân vào sân chơi chuyên nghiệp mà vẫn chấp nhận làm những “người khổng lồ” ở thị trường co phieu OTC.